(Test Sera) Trong ao nuôi, một trong những vấn đề khó khăn nhất là việc kiểm soát khí độc hình thành trong quá trình nuôi tôm đó là NH3, NO2 và H2S.
1. Cơ chế hình thành khí độc trong ao nuôi
Khí độc là sản phẩm của lượng thức ăn các hộ chăn nuôi hằng ngày còn thừa lại sẽ lắng và đóng lại ở dưới đáy ao, từ đó phân hủy sinh học tạo thành các khí NH3 và H2S làm ô nhiễm nguồn nước.
Trong quá trình nuôi, Tôm chỉ hấp thu được khoảng 30% lượng đạm có trong thức ăn, phần còn lại sẽ rớt đáy và tích lũy ở lớp bùn đáy tạo nên lượng ô nhiễm cực kỳ lớn. Quá trình chuyển hóa đạm diễn ra qua nhiều bước, do nhiều nhóm vi sinh vật tham gia nhưng quá trình hình thành khí độc NH3 nhanh hơn tốc độ chuyển hóa NH3 thành các chất không độc, dẫn đến sự tích lũy NH3 kéo theo NO2 ngày càng tăng.
NH3 (độc) sẽ được nhóm vi khuẩn Nitrosomonas sp và Nitrosococcus sp chuyển hóa thành NO2– ( độc), gọi là quá trình Nitrite hóa.
NO2– tiếp tục được nhóm vi khuẩn Nitrobacter sp và Nitrospira sp chuyển hóa thành NO3– ( ít độc), gọi là quá trình Nitrate hóa và đây là giai đoạn cuối của quá trình chuyển hóa.
Trong ao luôn có sự hiện diện của 2 nhóm vi khuẩn này nhưng mật độ rất thấp và chúng không thể tăng sinh tự nhiên nhanh như các loài vi khuẩn thông thường khác. Đặc biệt là nhóm vi khuẩn Nitrobacter sp và Nitrosprira sp vì chúng là vi khuẩn hiếu khí dẫn đến oxy là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nitrate hóa cũng như toàn bộ chuỗi phản ứng oxy hóa từ NH3 đến NO3–. NH3 một mặt đã xuất hiện từ những ngày đầu ngay khi có sự hiện diện của thức ăn tôm ở đáy ao, mặt khác lại được tích lũy dần theo số ngày nuôi đồng thời được Nitrite hóa thành NO2 gây độc cho tôm dẫn đến chết hàng loạt. Trong khi đó, quá trình Nitrate hóa lại diễn ra rất kém hiệu quả vì thiếu oxy là tình trạng chung ở các vùng nuôi của nước ta dẫn đến lượng khí NO2 ngày càng nhiều.
Hình 1. Sơ đồ khí độc phát sinh trong ao nuôi Tôm, Cá
2. Ảnh hưởng của khí độc lên con Tôm
Trong nuôi tôm chân trắng thâm canh mật độ cao, một trong những vấn đề gây khó khăn cho người nuôi là hàm lượng khí độc NH3 và NO2. Hàm lượng NH3 và NO2 cao trong môi trường nước gây độc trên tôm nuôi, biển hiện rõ nhất là tôm chậm tăng trưởng, giảm ăn, nổi đầu, làm giảm chức năng miễn dịch và sức đề kháng nên dễ nhiễm các bệnh khác như phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy cấp, đen mang, hoại tử cơ…
Hàm lượng khí NH3hiện diện trong môi trường nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó pH và nhiệt độ mà 2 yếu tố quan trọng nhất. Nếu nhiệt độ, pH cao mà hàm lượng oxy thấp thì tính độc NH3 càng cao.
Không giống như nuôi tôm sú thâm canh, tôm chân trắng được nuôi với mật độ cao hơn gấp 2 lần. Bên cạnh đó, trong nuôi tôm sú, khí độc NO2 ít hiện diện hơn so với nuôi tôm chân trắng. Nếu kiểm tra qua loa, bà còn khó phát hiện NO2 nhưng tôm vẫn có dấu hiệu lờ đờ, sốc, đỏ thân, bỏ ăn, có dấu hiệu chậm tăng trưởng, nổi đầu và chết.
Vấn đề khó khăn trong loại bỏ khí độc trong ao nuôi tôm chân trắng là do tôm được nuôi thâm canh với mật độ cao và tiêu thụ lượng lớn thức ăn giàu dinh dưỡng nên việc sử lý các khí độc trong ao nuôi tôm chân trắng gặp nhiều khó khăn.
3. Tác hại của khí độc NO2, NH3 đối với tôm:
Khí độc sẽ nằm ở tầng đáy ao làm cho tôm không thể tiếp cận để tìm kiếm thức ăn, nên tôm sẽ có tình trạng “trống đường ruột” làm giảm sự sinh trưởng của tôm nuôi. Khí NH3 là nguyên nhân phát sinh khí NO2, lượng khí NH3 càng nhiều thì làm phát sinh khí NO2 càng nhiều, từ đó gây khó khăn cho việc xử lý nước ao nuôi tôm.
Khí NO2 không phân hủy trong môi trường nước, chúng sẽ lơ lửng trong ao nuôi tôm,nếu tình trạng này kéo dài làm cho tôm bị nhiễm Nitrit từ đó giảm sức sống, dẫn đến các bệnh như phân trắng, EMS, đen mang, đốm trắng, hoại tử cơ…
4. Giải pháp :
Để có vụ nuôi tôm thành công chúng ta nên chú trọng đến vấn đề kiểm soát môi trường nước ao tôm nhằm theo dõi các chỉ số khí độc trong ao.
Để theo dõi tốt khí độc trong quá trình nuôi ta nên tiến hành kiểm tra định kỳ hàng tuần các chỉ số khí độc NH3, NO2, H2S bằng các bộ test kit nhanh Sera hoặc các thiết bị đo.
Test nước kiểm tra định kỳ
(Nguồn theo: Contom.vn,nguoinuoitom.)