Nồi hấp tiệt trùng hay autoclave Sterilizer là gì? Cấu tạo và cách sử dụng chúng ra sao? Đây là thiết bị rất quen thuộc trong các phòng thí nghiệm, các nhà máy cũng như các cơ sở y tế.
Bài viết giúp chúng ta hiểu được tính năng và cách vận hành của một nồi hấp tiệt trùng.
1. Tiệt trùng (Sterilization) là gì? Các phương pháp tiệt trùng thường được sử dụng
Tiệt trùng (Sterilization) hay còn gọi là khử trùng. Nó được hiểu là một quá trình tiêu diệt tất cả các vi sinh vật, vi khuẩn, virus hay bất kỳ hình thái sự sống nào khác tồn tại trên bề mặt vật dụng chúng ta cần tiệt trùng.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tiệt trùng khác nhau, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến: tiệt trùng nhiệt, tiệt trùng Pasteur và tiệt trùng bằng hơi nước.
a.Tiệt trùng nhiệt
Đây là phương pháp thường được sử dụng trong các bệnh viện, phòng khám hay các trung tâm y tế. Phương pháp này sử dụng việc duy trì nhiệt độ cao để tiêu diệt các vi khuẩn, virus và vi sinh vật có hại trên bề mặt vật cần tiệt trùng. Nhiệt độ lý tưởng để thực hiện phương pháp này thường dao động từ 150 độ C tới 250 độ C trong vài giờ. trước đây được xem là phương pháp khá phổ biến do sự tiện lợi và dễ thực hiện của nó.
b.Tiệt trùng Pasteur
Phương pháp này không tiêu diệt hết các tế bào sinh vật sống trên bề mặt được tiệt trùng, nó chỉ gây ức chế để làm chậm quá trình sinh trưởng của chúng mà thôi. Đây cũng có thể được xem là một phương pháp khá ôn hòa.
Tiệt trùng Pasteur khá phù hợp khi cần tiệt trùng trong quá trình sản xuất sữa tươi. Ngoài ra, phương pháp tiệt trùng bằng hóa chất, plasma hay bức xạ cũng là những phương pháp khá phổ biến.
c.Tiệt trùng bằng hơi nước
Tiệt trùng bằng hơi nước là phương pháp tận dụng hơi nước bão hòa ở áp suất và nhiệt độ cao để tạo ra lực nén, gia tăng sự tác động và va đập, qua đó giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus và vi sinh vật trên bề mặt vật được tiệt trùng. Đây cũng chính là phương pháp thường được sử dụng trên nồi hấp tiệt trùng.
Tiệt trùng bằng hơi nước cũng là phương pháp có ưu điểm vượt trội so với những phương pháp kể trên và được ứng dụng trong các phòng thí nghiệm, bệnh viện hay các cơ sở y tế,…
2. Nồi hấp tiệt trùng (Autoclave) là gì?
Nồi hấp tiệt trùng (Autoclave) là thiết bị dùng để khử trùng những vật như dụng cụ phẫu thuật, thiết bị, dụng cụ y tế, hay các vật dụng trong phòng thí nghiệm. Trên thực tế, chiếc nồi hấp này giống như một nồi áp suất khổng lồ, sử dụng sức mạnh từ hơi nước để tiêu diệt hết các loại vi sinh vật hay vi trùng còn sót lại sau khi các vật cần khử trùng đã được rửa qua bằng nước sôi hay chất tẩy rửa.
3. Nguyên lý hoạt động
Các vi sinh vật, bào tử hay vi khuẩn không thể bị tiêu diệt hoàn toàn khi hấp hoặc đun sôi ở nhiệt độ 100°C. Vì vậy, cần có một phương pháp tiệt trùng mang đến hiệu quả cao hơn để đảm bảo tiêu diệt hết các vi sinh vật, bào tử hay vi khuẩn trên vật cần khử trùng.
Nguyên lý hoạt động của nồi hấp tiệt trùng: khi gia nhiệt, nồi hấp sẽ đóng kín các van và tạo áp suất cao trong buồng hấp, làm thay đổi nhiệt độ sôi và bay hơi của nước (thông thường nước sôi và bốc hơi ở 100°C) nên nhiệt độ cài đặt (thường sẽ là 121°C), khi đó sẽ tạo ra hơi nước bão hòa trong buồng hấp giúp tiệt trùng.
Theo nghiên cứu, tiệt trùng tại nhiệt độ khoảng 121°C, trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút, các vi khuẩn và vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn bởi những sự tác động từ hơi nước bão hòa dưới điều kiện áp suất cao.
4. Công dụng của nồi hấp tiệt trùng
Nồi hấp tiệt trùng thường được sử dụng để khử trùng các vật dụng, dụng cụ tại các cơ sở y tế, phòng thí nghiệm, hay trong các môi trường nuôi cấy vi sinh. Thiết bị này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y tế, vi sinh, dược phẩm và công nghiệp.
Một số ứng dụng có thể kể đến như:
Khử trùng các thiết bị, vật dụng, dụng cụ y tế như kim tiêm, kéo, dao mổ, chỉ khâu,… hoặc một số dụng cụ có thể tái sử dụng khác. Vô hiệu hóa các loại hóa chất, các chất có khả năng gây nguy hiểm như các mầm bệnh, virus, vi sinh vật,… trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Khử trùng các thiết bị, dụng cụ trong phòng thí nghiệm, trong môi trường nuôi cấy vi sinh,…
Tạo ra môi trường phù hợp về mặt nhiệt độ và áp suất để phát triển tinh thể thạch anh trong ngành công nghiệp điện tử.
Xử lý composite khi lưu hóa cao su trong công nghiệp.
Tiệt trùng bao bì trong quá trình đóng góp thực phẩm.
5. Cấu tạo của nồi hấp tiệt trùng
Có thể chia một chiếc nồi hấp thành 5 phần chính:
– Buồng tiệt trùng: Thường được làm bằng vật liệu Inox, giúp đảm bảo cho sự bền vững, sử dụng lâu dài trong môi trường ẩm, nhiệt độ và áp suất cao cho chiếc nồi hấp. Phần buồng này thường có dạng hình trụ, chịu được áp lực lớn trong quá trình sử dụng.
– Hệ thống ống dẫn khí áp lực: Hệ thống này có vai trò kiểm soát nhiệt độ và áp suất bên trong buồng hấp, thường được làm cấu thành từ các ống đồng kết hợp van điện từ.
– Hệ thống gia nhiệt: Làm từ sợi đốt bọc cách điện – nhiệt, lớp ngoài bằng đồng mạ Chrome hoặc Inox, giúp duy trì nhiệt độ nồi hấp.
– Hệ thống mạch điện: Gồm các bo mạch nguồn, hiển thị, điều khiển,… giúp kết nối các bộ phận của nồi hấp với nhau, đảm bảo chúng hoạt động nhịp nhàng.
– Hệ thống an toàn: Gồm hệ thống các cảm biến nhiệt, áp suất, mực nước,…
cấu tạo của một nồi hấp tiệt trùng
6. Quy định về điều kiện được phép sử dụng nồi hấp tiệt trùng
– Các cơ sở, doanh nghiệp cần tùy vào nhu cầu chuyên môn mà yêu cầu các đơn vị có chức năng thực hiện hiệu chuẩn các điểm nhiệt của nồi hấp. Tiến hành thực hiện việc hiệu chuẩn nhiệt độ cho nồi hấp nhằm xác định sai số nhiệt độ của chúng.
– Các cơ sở, doanh nghiệp sử dụng nồi hấp cần được áp dụng quy trình sản xuất GMP – Là tiêu chuẩn thực áp dụng trong sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng ổn định, đạt tiêu chuẩn đã đăng ký và điều kiện vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất.
– Người được giao nhiệm vụ vận hành nồi hấp cần phải đáp ứng các tiêu chí: sức khỏe bình thường; nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ; vượt qua quá trình kiểm tra sát hạch đạt nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật; được chủ cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp cấp thẻ an toàn lao động; được giao nhiệm vụ bằng văn bản về vận hành các loại bình chịu áp lực, nồi hơi; tham gia các lớp huấn luyện về vệ sinh an toàn lao động tổ chức hàng năm theo quy định của pháp luật.
7. Cách sử dụng nồi hấp tiệt trùng
Dưới đây là hướng dẫn sử dụng nồi hấp tiệt trùng:
– Bước 1: Đổ nước sạch vào buồng hấp.
– Bước 2: Đặt vật cần tiệt trùng vào giỏ lưới bên trong buồng hấp
– Bước 3: Đảm bảo đậy nắp nồi thật chặt, sau đó bắt đầu lựa chọn các chức năng phù hợp cho từng loại vật mẫu cần tiệt trùng, tùy theo số lượng và kích thước. Các chức năng ấy bao gồm
Nhiệt độ và áp suất tiệt trùng
Thời gian hấp tiệt trùng
Thời gian sấy
– Bước 4: Kiểm tra và đóng van xả, van thải khí trước khi vận hành
– Bước 5: Nhấn Start để khởi động nồi hấp
– Bước 6: Khi nhiệt độ đã lên đến mức vừa đủ, Nồi hấp sẽ tự động bắt đầu tính thời gian tiệt trùng
– Bước 7: Sau khi hoàn tất quá trình tiệt trùng, chuyển qua quá trình sấy
– Bước 8: Sau khi sấy tiệt trùng xong, nồi hấp sẽ phát âm báo và đèn báo hiệu sáng lên. Trường hợp nếu đèn không sáng, bạn cần tắt công tắc On/Off rồi bật lại
– Bước 9: Nhấn nút Emergency để xả hết áp suất trong nồi. Bạn chỉ được phép lấy vật được tiệt trùng ra khi đồng hồ áp suất chỉ về 0.
Một lưu ý nhỏ khi bạn muốn tiếp tục sử dụng nồi hấp để khử trùng và sấy tiếp các vật dụng khác, hãy mở nắp nồi hấp, để máy nguội trong khoảng 20 – 25 phút sau đó tắt máy 30 giây và bật lại để máy reset lại hệ thống.
(Nguồn tham khảo testkt.vn tổng hợp và sưu tầm các hãng thiết bị)