Test sera kiểm tra nước trong nuôi cua trên cạn

Mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa kết hợp với hệ thống lọc nước biển tuần hoàn mới xuất hiện tại Việt Nam đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Độc đáo mô hình nuôi cua biển trong nhà ở đất Thủ đô

Nuôi loại cua biển trong nhà mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi cua biển trong nhà không mới trên thế giới, song mới bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2019. Cách đây khoảng 5 tháng, anh Lê Đức Cảnh, (37 tuổi, xã Vạn Phúc, Thanh Trì) đưa mô hình này về áp dụng lần đầu tiên tại Hà Nội.

Trại nuôi cua của anh Lê Đức Cảnh rộng khoảng 300m2 ở xã Vạn Phúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Thúy.

Trại nuôi cua của anh Lê Đức Cảnh rộng khoảng 300m2 ở xã Vạn Phúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội).

7h sáng hàng ngày, tại trại nuôi cua rộng khoảng 300m2, các công nhân của anh Cảnh bắt đầu công việc theo dõi tình trạng sức khoẻ và cho cua ăn.

Anh Văn Lực – kỹ sư tại trang trại chia sẻ, mỗi ngày, ít nhất 3 lần anh Lực phải kiểm tra các chỉ tiêu như độ mặn, khoáng chất và các thành phần khác của nước… Bên cạnh đó, phải cho cua ăn đầy đủ 3 bữa. “Nếu cua ăn ngon thì thịt của cua cũng ngon và săn chắc. Thức ăn chính của chúng là ốc, ngao và cá”, anh Văn Lực nói.

Thức ăn của cua là ốc, ngao và cá. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Thức ăn của cua là ốc, ngao và cá.

Việc xây những bè để nuôi cá, ốc và ngao vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo được thức ăn của cua không có tạp chất bên trong. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Việc xây những bè để nuôi cá, ốc và ngao vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo được thức ăn của cua không có tạp chất bên trong.

Để tiết kiệm diện tích, những con cua sống trong “chung cư mini” được nuôi trong những chiếc hộp nhựa, xếp thành nhiều gian tầng khác nhau và đánh số thứ tự. Sau khoảng 20 – 45 ngày nuôi trong hộp, cua bắt đầu cho thu hoạch, khi đó đạt khoảng 4 con/kg.

Hệ thống lọc tuần hoàn nuôi loại cua biển trong hộp nhựa. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Hệ thống lọc tuần hoàn nuôi loại cua biển trong hộp nhựa.

Một điều đặc biệt là để có nước biển, anh Lê Đức Cảnh còn thuê xe chở những téc nước từ Hạ Long về Hà Nội với chi phí đầu tư ban đầu hết khoảng 450 triệu đồng.

“Hiện nay, trang trại có hơn 1.000 chiếc hộp. Mỗi ô sẽ chỉ nuôi một con, vừa giúp chúng tránh ăn thịt lẫn nhau vừa thu hẹp mô hình để dễ quản lý. Bên cạnh đó, môi trường sống của cua biển rất quan trọng nên mỗi năm nước sẽ được thay mới một lần. Trong 1 năm sử dụng, lượng nước sẽ bốc hơi, chúng tôi kết hợp thêm khoảng 30% nước ngọt và muối nhân tạo”, anh Cảnh cho biết.

Nước nuôi cua biển thường xuyên được kiểm tra. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Nước nuôi cua biển thường xuyên được kiểm tra.

Mỗi ngày sẽ có ít nhất 3 lần lấy nước nhằm kiểm tra độ pH, độ mặn. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Mỗi ngày sẽ có ít nhất 3 lần lấy nước nhằm kiểm tra độ pH, độ mặn.

Theo anh Cảnh, nuôi cua trong nhà có ưu điểm là không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nhân công chăm sóc ít, thời gian nuôi rút ngắn khoảng 2 tháng so với nuôi quảng canh. Tuy nhiên, việc nuôi cua trong hộp nhựa đòi hỏi nghiêm ngặt về nguồn nước để cho cua sinh trưởng.

Hệ thống nước lắp đặt theo lọc nước tuần hoàn nên vẫn giữ được lượng vi lượng và các khoáng chất trong nước như canxi, sắt, magie... để cho cua phát triển. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Hệ thống nước lắp đặt theo lọc nước tuần hoàn nên vẫn giữ được lượng vi lượng và các khoáng chất trong nước như canxi, sắt, magie… để cho cua phát triển.

Những vi sinh bám và sống nhờ trong hạt nhựa kaldnes có vai trò như san hô. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Những vi sinh bám và sống nhờ trong hạt nhựa kaldnes có vai trò như san hô.

Được biết, hệ thống nước ở đây được lắp đặt theo tuần hoàn, sục tạo khí oxy. Thức ăn thừa và chất thải của cua sẽ đi qua hệ thống lọc thô, sau đó đi ra bể vi sinh và hệ thống khử khuẩn bằng tia UV. Những vi sinh sống nhờ vào hạt nhựa kaldnes có vai trò như san hô để lọc thức ăn thừa, chất thải của cua giúp môi trường sạch hơn.

“Cua sống ở nhiệt độ lý tưởng từ 20-35 độ C. Cua phát triển ở mùa hè tốt hơn mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, cua có thể chết. Vì vậy, mùa đông tôi phải bật điều hòa để cua không bị quá lạnh”, anh Cảnh cho hay.

Giá trung bình cho mỗi kg cua biển từ 840.000 đồng, 4 con cua sẽ được khoảng 1 kg. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Giá trung bình cho mỗi kg cua biển từ 840.000 đồng, 4 con cua sẽ được khoảng 1 kg.

Hiện nay, hai giống cua đang được nuôi là cua cốm và cua lột. Trong đó, cua lột có giá trị dinh dưỡng cao, mỗi kg có thể lên tới 840.000 đồng.

Theo báo nguời lao động